Cây Hồng Lộc

  • 10

Cây hồng lộc có Tên khoa học là syzygium oleinum, syzygium campanulatum, cây hồng lộc thuộc họ thực vật myrtaceae (họ nhà sim). Cây cao từ 0,8-2m đối với những cây trồng ở Việt Nam, còn ở một số quốc gia khác thì cây có thể cao từ 3 đến hơn 4m.

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG:
Công ty Công Viên - Cây Xanh Đà Nẵng
Đc: 141 Đường Ngũ Hành Sơn - Q. Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng
Tel: (0236)3891.054
Email: ctcvcx@danang.gov.vn

Nguồn gốc: Cây hồng lộc là loại cây cảnh đẹp có nguồn gốc chính từ các nước Châu Á hay còn được gọi là vùng Châu Á nhiệt đới.

Đặc điểm của cây:

Cây hồng lộc là một cây cảnh lá phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở Miền Nam Việt Nam. Câu hồng lộc là một loại cây bụi, thuộc dòng cây gỗ lâu năm, thân nhẵn không xù xì bong tróc như các loại cây cảnh khác như tùng. Cành cây hồng lộc phân nhánh nhiều từ gốc đến ngọn, cành cây thường mọc hơi nhếch lên trên tạo nên tán có hình trứng hoặc hình bầu dục độc đáo. Cây hồng lộc là một loại cây cảnh khác với một số loại cây cảnh khác vì cây hồng lộc là loại cây cảnh lá. Lá của cây hồng lộc có nhiều màu sắc, đỉnh của lá cây hồng lộc có đỉnh nhọn.

Khi còn là lá non, lá của cây hồng lộc có màu đỏ hồng như mà lá của cây roi, lớn hơn một chút hay còn gọi là khi lá đạt đến mức trung gian thì lá của cây hồng lộc sẽ có màu vàng lá già có màu xanh bóng như các loại lá cây bình thường khác. Cây hồng lộc còn đặc biệt ở điểm là nó có chu kì thay lá tương đương một quý. Vào mùa xuân, lúc mà hàng trăm cây đâm chồi nảy lộc thì cây hồng lộc cũng là một giống cây không nằm ngoài quy luật đó, vào chính lúc mà những cơn mưa phun (mưa xuân đầu năm) thì cây hồng lộc sẽ bung nảy rất nhiều những chồi non nên cây hồng lộc được lựa chọn mua nhiều khi năm hết tết đến. Cái quý của cây hồng lộc là chính ở những chồi lộc non có màu đỏ bung nảy vào tiết trời nắng ấm, đúng như tên gọi của nó - cây hồng lộc.

Ở Việt Nam, cây hạn chế chiều cao nên rất hiếm khi có cây hồng lộc nào có chiều cao vượt quá 2m, ta chỉ có thể nhìn thấy những cây hồng lộc có chiều cao từ 1-2m. Hơn nữa ta còn rất ít khi thấy cây ra hoa và quả. Ở các nước khác, cây hồng lộc có chiều cao khá cao là từ 3-4m, cây cho ra hoa nhiều màu trắng xòe ra giống như giống hoa của cây mận công trình ở Việt Nam, quả của cây hồng lộc nhỏ, nhìn vò thấy nó là một loại quả mọng, khi chín có màu đen giống như quả sim ở nước ta nên chính vì vậy mà cây hồng lộc được liệu vào loại cây thuộc loại họ nhà cây sim.

Tác dụng:

Cây hồng lộc là loại cây được trồng làm cây cảnh trong sân vườn để tạo cảnh quan cho không gian sống. Cây hồng lộc cũng là một loại cây có thể trồng trong chậu và mang vào trong nhà như một loại cây cảnh bonsai, nhưng chúng cũng có thể trồng vào chậu để trước cửa nhà. Ngoài ra người dân còn dùng làm cây cảnh trồng quanh nhà máy hoặc công viên. Ngoài ra cây hồng lộc còn được trồng để tạo cảnh quan cho không gian ở những không gian sang trọng như biệt thự, trồng dọc lối đi theo hành lang hoặc giải phân cách. Hơn nữa, có nhiều người dân mua cây hồng lộc về trồng chỉ yếu là vì tên của cây hồng lộc.

Ý nghĩa:

Cây hồng lộc là loại cây có thể mang tặng như một món quà đầy ý nghĩa, nó là loại cây mang trong mình ý nghiã là sự cầu mong may mắn và tài lộc của người tặng đến với gia chủ hoặc người thân.

Cây hồng lộc không phải là loại cây phổ biến ở Việt Nam mà nó còn là giống cây phổ biến ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, ta có thể kể đến đầu tiên là dất nước Thái Lan, cây hồng lộc từ lâu đã hiện diện và được trồng phổ biến ở đất nước chùa vàng này vì cây hồng lộc đã được người dân thái tìm thấy ở vùng núi cao và mang xuống trồng với tên gọi kelat hay jambu.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng lộc:

Cây hồng lộc là một loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, người chăm sóc cây chỉ cần chú ý nhớ tưới nước để giữ nước cho cây, ngoài ra phải chú ý quan sát cây nhất là vào những mùa mưa nhiều để kịp thời diệt sâu bọ cho cây có sự phát triển và sinh trưởng tốt.

Cây hồng lộc cũng là loại cây ưa ẩm mát nhưng phải là nơi có đủ ánh sáng, cây hồng lộc là một giống cây khá đặc biệt, nếu cây hồng lộc hấp thụ đủ ánh nắng mặt trời thì lá của cây hồng lộc sẽ càng non, không chỉ vậy mà nó lại càng có màu sắc tươi tắn hơn. Hơn nữa, cây hồng lộc còn là loại cây có sức sống mạnh mẽ, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều giống cây cùng thuộc dạng cây bụi với chúng.

Ta có thể trồng cây hồng lộc bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng về cơ bản thì ta có thể trồng và nhân giống cây hồng lộc bằng hai phương pháp chính. Phương pháp đầu tiên là nhân giống bằng cách trồng hạt, tuy nhiên phương pháp này rất ít khi được người dân sử dụng vì nó là một phương pháp mang trong mình nhiều rủi ro cao với nguyên nhân là tỉ lệ cây nẩy mầm từ hạt không cao, hơn nữa phương pháp này là một phương pháp rất mất thời gian và công sức chăm sóc. Phương pháp thứ hai là phương pháp chiết cành, phương pháp này là phương pháp giúp chúng ta tiết kiệm thời gian nhiều hơn, ngoài ra nó còn làm giảm tỉ lệ cây chết do môi trường ngập úng, mưa nhiều,....

Sản phẩm tương tự